Tin mới nhất

Tin mới nhất

Thống kê truy cập

Online: 28

Hôm nay: 133

Hôm qua: 306

Tuần này: 383

Tuần trước: 1.529

Tháng này: 3.787

Tháng trước: 6.679

Tất cả: 266.370

Nhà thông minh giá rẻ

Cập nhật: 02/04/2015 04:49 - Lượt xem: 2886

Xu hướng nhà thông minh tưởng như mới bắt đầu tại CES 2015 nhưng thực chất ngay tại Việt Nam đã có vài người sử dụng mà không hay biết. Chúng ta hãy cùng xem "nhà thông minh" giá rẻ của anh "nông dân" vui tính nhé!

NHÀ THÔNG MINH GIÁ RẺ!

Trong sự kiện CES 2015 vừa diễn ra, tất cả chúng ta gần như đã cảm giác được thế phát triển mạnh mẽ của Internet of Things trong năm nay khi mà gần như tất cả các hãng công nghệ lớn như Samsung, LG, Blackberry hay Sony đều tập trung trình diễn những kiểu ngôi nhà thông minh hướng tới tương lai.

Thế nhưng, ít ai biết được rằng cách đây khoảng hơn 1 năm, đã có 1 số giải pháp xuất hiện trên thị trường Việt Nam, có điều những giải pháp này xuất hiện tương đối lẻ tẻ và nếu như biết cách kết hợp thì chẳng cần đến những thứ cao siêu như Internet of Things chúng ta vẫn có thể tạm thời thâu tóm thiết bị điện trong gia đình chỉ với chiếc smartphone trên tay.

Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi đã tới thăm anh Vũ, một người yêu công nghệ có sở thích tìm hiểu và kết hợp những thiết bị điện tử với nhau để "lười hóa" căn phòng của mình.

Bắt đầu bằng chiếc công tắc đèn điều khiển từ xa

Nổi lên tại Việt Nam từ gần 2 năm trước, tại những khu chợ đồ điện tử lớn nhưng Chợ Trời ở Hà Nội xuất hiện tương đối nhiều loại công tắc điều khiển từ xa dùng cho các thiết bị điện trong gia đình mà thông thường là Quạt, đèn. Anh Vũ, xuất phát từ lý do lười phải chui ra khỏi chăn vào mùa đông giá rét nên đã tìm mua loại công tắc từ xa này để thay thế cho loại công tắc cơ truyền thống.

Loại ổ cắm âm tường phổ biến từ những năm 2000 của Clipsal, tới nay vẫn có rất nhiều gia đình đang sử dụng.

Cách lắp đặt không có gì khó khăn, nếu từng biết chút ít kiến thức điện dân dụng từ thời phổ thông thì bất kỳ ai cũng có thể lắp đặt được (khuyến cáo cắt cầu dao và dùng bút thử điện thường xuyên khi lắp đặt).

Để lắp công tắc điều khiển từ xa cần mở hộp điện và đấu nối cẩn thận.

Để điều khiển tắt bật đèn phòng từ xa (cụ thể là khi đang nằm trên giường, anh Vũ phải mua thêm 1 bộ điều khiển dùng sóng RF (loại điều khiện hiện nay vẫn dùng cho các loại cửa cuốn) để đặt lệnh và sử dụng. Giá thành của công tắc cũng không quá cao (công tắc khoảng 100 nghìn và bộ điều khiển 4 nút khoảng 90 nghìn).

Thiết bị đặt vừa trong hộp ổ cắm âm tường.

Hàng xuất xứ Việt Nam.

Hướng dẫn đấu nối.

Hè tới lười càng thêm lười

Và khi đã thỏa chí với việc tắt đèn từ trong chăn, dường như anh cũng quen dần với việc "lười biếng" và mùa hạ tới, 1 món đồ điện nữa lại khiến anh phải khó chịu, đó là những chiếc quạt bàn. Mặc dù trên thị trường có rất nhiều loại quạt bàn có chức năng điều khiển từ xa nhưng giá của chúng đều nằm ở mức cao khoảng gần 1 triệu đồng đôi khi có loại còn đắt hơn nữa.

Là một người rất thích vọc vạch mày mò tại các khu chợ đồ cũ, một ngày nọ anh Vũ tìm thấy có một gian hàng bán rất nhiều bảng mạch điện tử tháo từ các thiết bị điện tử đắt tiền và bày ra sạp bán theo cân. Bất chợt, anh tìm thấy những bảng mạch của các loại quạt điều khiển từ xa, vốn là trái tim của những chiếc quạt hơn 1 triệu đồng nói trên, anh ngỏ lời hỏi mua và được người bán đưa ra một mức giá không thể sốc hơn:

MƯỜI NGÀN ĐỒNG!

Mua 1 cái trước đã, sau đó anh có gặng hỏi người bán do đâu có được những thứ này thì được biết. Những loại quạt điều khiển từ xa dù rất đắt tiền nhưng chỉ cần không còn quay nữa bất kể vì lý do gì (khô dầu hay đứt cầu chì....) với một số gia đình họ sẽ mang bán ve chai với giá cực rẻ vì vậy mà một bảng mạch con con của những thiết bị đắt tiền như trên có một mức giá không thể rẻ hơn.

Với những bảng mạch như thế này anh Vũ mang về và tìm cách lắp vào những chiếc quạt có công tắc bấm thông thường và biến nó thành một chiếc quạt có chức năng điều khiển từ xa thật đơn giản.

Vừa nói, anh Vũ vừa lấy chiếc quạt mà anh đã đặc chế thành công mở lanh tanh bành cho chúng tôi quan sát và nói tận tình cách lắp đặt:

Anh Vũ đang mổ xẻ sản phẩm.

Bảng mạch được anh đặt gọn bên trong phần thân quạt đã tháo các nút bấm cơ.

5 Nút bấm vật lý phục vụ khi tính năng điều khiển bị vô hiệu hóa vì lý do gì đó ví dụ như khi điều khiển hết pin.

Lần lượt các đầu dây ra của 3 số quạt và 1 cho cánh lái gió.

Anh Vũ vừa cười hả hê vừa nói: "Có cái món này với cái đèn kia thì gần như cả ngày tôi không phải rời bàn máy tính để làm những việc vớ vẩn như bật quạt hay tắt đèn nữa, công nghệ sinh ra là để phục vụ con người mà".

Đúng như anh Vũ nói vậy là từ bật TV, bật đèn, bật quạt, bật điều hòa v.v... tất cả anh chỉ việc dùng điều khiển từ xa mà không cần phải rời khỏi ghế máy tính rời xa những trận game căng thẳng nghẹt thở chỉ vì việc... tắt bật cái gì đó.

Quá nhiều điều khiển trên bàn làm việc!

Chợt đến 1 ngày, anh Vũ nhận ra không gian làm việc và giải trí của mình ngày một bị thu hẹp bởi hết bộ điều khiển này tới thiết bị di động kia, nói chung là 1 khung cảnh hết sức bừa bộn. Anh chợt mong ước tới 1 sản phẩm có thể nén tất cả những bộ điều khiển vướng víu kia vào làm một.

Điều khiển TV, đầu đĩa, quạt, điều hòa, đèn. Quá bừa bộn.

Cuối cùng nhờ vào một cơ duyên anh tìm được một sản phẩm làm được những việc anh cần, thậm chí còn vượt cả kỳ vọng cho phép anh điều khiển đèn, quạt, TV, điều hòa từ tận... ngoài đường, chứ không giới hạn trong phạm vi 5 - 6 m trong phòng nữa.

Thiết bị nói trên có tên là Broadlink RM Pro, một sản phẩm sản xuất tại Trung Quốc và được bán với mức giá khoảng 1,5 triệu đồng. Chức năng chính của thiết bị này đó là cho smartphone "học" lại tất cả các mã lệnh của các loại điều khiển khác nhau và phát lại mã lệnh đã học được để điều khiển thiết bị.

Khi hoạt động.

Điều này đồng nghĩa với việc, anh Vũ chỉ việc "dạy" cho thiết bị biết tất cả các nút bấm trên mớ điều khiển lổn nhổn trên bàn làm việc sau đó vứt cả đám remote đó vào thùng rác.

Để chúng tôi hiểu rõ thêm vấn đề, anh Vũ không ngại mở tung thiết bị giá 1,5 triệu đồng của mình để giới thiệu.

Chùm đèn hồng ngoại và 4 cột anten cho sóng Radio (RF).

"Thiết bị này có tới 7 đèn hồng ngoại bố trí gần như bao phủ 360 độ xung quanh thiết bị để tầm điều khiển sóng hồng ngoại có thể phủ khắp phòng, bởi sóng hồng ngoại không thể truyền gấp khúc như sóng RF, còn mấy cái cột tròn tròn dài dài này chắc tôi đoán là để phát sóng RF, vì thế mà cái hộp be bé con con thế này mới có toàn bộ quyền năng hấp dẫn mà tôi mong muốn bấy lâu" - anh Vũ hứng khởi trình bày.

Smarthome không quá cao siêu

Sau khi đã hả hê phối hợp những món đồ chắp vá, nhặt nhạnh vào căn phòng tồi tàn của mình, anh Vũ chợt nhớ ra, cái mà người ta vẫn gọi là ngôi nhà thông minh có nét gì đó quen thuộc với những gì mà anh đang vọc vạch tìm hiểu. Nhà thông minh chỉ đơn giản là ngôi nhà có thể phục vụ tốt hơn theo ý muốn của chủ nhà và trong trường hợp này công nghệ cũng đã phần nào phục vụ được mục tiêu của chủ nhà là anh Vũ, biến căn phòng của anh trở thành căn phòng tương đối thông minh.

Khi đã đưa lên smartphone.

Giao diện điều khiển quạt trong phòng của anh Vũ.

Anh Vũ cũng chia sẻ thêm: "Ngoài những tính năng mà tôi muốn có từ trước, khi mang smartphone vào hệ thống nó cũng nảy ra những tính năng mà trước đây tôi chưa tính tới, ví dụ như trên smartphone có thể sử dụng hệ thống định vị, khi tôi rời nhà, ứng dụng sẽ ghi nhận và phát tín hiệu tắt tới quạt, đèn, TV, điều hòa v.v... để đảm bảo tôi không lỡ quên thứ gì, và ngược lại khi gần về đến nhà thì điều hòa hoặc bình nước nóng đã tự bật để khi thay quần áo xong là căn phòng đã mát mẻ hoặc có nước nóng để tắm ngay, thật quá thú vị".

Smarthome không chỉ cho người giàu

Nếu như các giải pháp smarthome đang được các hãng lớn ví dụ như BKAV cung cấp được thiết kế hoàn mỹ, đồng bộ từ A đến Z nhưng lại có chi phí tương đối lớn ví dụ một căn phòng cỡ như của anh Vũ đã áp dụng thì giá thành đã lên tới cỡ 10 đến 20 triệu đồng. Tất nhiên ngoài việc đồng bộ ngôi nhà với Internet thì còn nhiều ứng dụng hay ho hơn nữa nhưng đây không phải là mức giá mà một gia đình bình thường sẵn sàng bỏ ra chỉ để trải nghiệm cảm giác "lười". Trong khi đó giải pháp mà anh Vũ sử dụng giá thành đắt nhất nằm ở bộ trung tâm điều khiển (1,5 triệu đồng) còn lại các thiết bị như công tắc, điều khiển quạt chỉ chưa tới 100 ngàn đồng mỗi chiếc nhất là bảng mạch quạt có giá 10 nghìn đồng dù phải bỏ công mày mò đôi chút.

Suy ngẫm

Mượn lời anh Vũ, người đã hết mình chia sẻ những câu chuyện công nghệ thú vị cho chúng tôi ngày hôm nay: "Từ những câu chuyện vui về công nghệ nói trên tôi cũng tự rút ra được 2 điều thú vị, một là những kho tập kết phế liệu là mỏ vàng cho những người thích vọc vạch, và thứ 2 đó là "bừa bộn" hình như là đặc điểm chung của những người "lười"".

Nguồn: kênh 14.vn


Cùng biến ngôi nhà  quen thuộc của mình trở thành ngôi nhà thông minh như anh Vũ với các thiết bị điện thông minh của chúng tôi:
http://smartelectric.com.vn/san-pham-c79536/cong-tac-dieu-khien-tu-xa.html
http://smartelectric.com.vn/san-pham-p491775/trung-tam-dieu-khien-nha-thong-minh-broadlink-rmpro.html 
http://smartelectric.com.vn/san-pham-p492744/bo-dieu-khien-cua-cuon-qua-dien-thoai-di-dong.html
Quí khách vui lòng liên hệ Ms Nguyệt 0965979808 để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất!

Ý kiến bạn đọcGửi bình luận

Gửi bình luận

reset captcha

Gửi bình luậnNhập lại